Tin hội đồng nhân dân
Ban kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025
4.8.2021
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Chiều 03/8, Ban kinh tế ngân sách HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thẩm tra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Quang Tuấn - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Chí Tài - UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Ban kinh tế ngân sách HĐND tỉnh; các đồng chí Phó Trưởng ban và thành viên Ban kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh; Ban giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các phòng, ban chuyên môn của Sở.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn 2016 - 2020, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp đã đạt được những kết quả sau: Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đạt 0,38%/năm. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 33,5 vạn tấn/năm, vượt so với mục tiêu đề ra từ 31-32 vạn tấn/năm. Sản lượng thủy sản đạt 54,1 ngàn tấn/năm. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 57,38%. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 62,9. Tỷ lệ dân cư nông thôn dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó tỷ lệ nước sạch đạt 87%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại như sau: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới còn chậm. Chưa thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn làm cơ sở để tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Công tác giảm nghèo chưa thật bền vững, nhiều địa phương vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là các huyện vùng cao như Nam Đông, A Lưới. Tăng trưởng nông nghiệp còn thiếu bền vững; năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm chưa cao; bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa phát triển. Phần lớn nông sản tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng sơ chế, thô nên giá trị gia tăng còn thấp; việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm chưa nhiều; tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng còn lớn. Kết quả xây dựng nông thôn mới một số địa phương chưa thực sự bền vững, chưa đồng đều giữa các vùng, địa bàn trong tỉnh, đặc biệt là đối với các xã miền núi, xã bãi ngang ven biển... Chất lượng tiêu chí đã đạt chuẩn còn thấp, nhiều xã, nhiều tiêu chí mới đạt ở mức tối thiểu, việc duy trì nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới sau đạt chuẩn còn nhiều hạn chế, trong khi đó yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ngày càng cao, nhất là các tiêu chí liên quan đến sản xuất và đời sồng người dân như Thu nhập, Tỷ lệ hộ nghèo, Nhà ở, Tổ chức sản xuất, Môi trường,...

Trao đổi tại buổi làm việc, Thường trực HĐND tỉnh và Ban kinh tế - ngân sách đã đánh giá cao sự quyết tâm của Ban giám đốc cùng các phòng, ban của sở trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực quản lý. Đồng thời phân tích, làm rõ nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ. Trong giai đoạn 2021-2025, Thường trực HĐND tỉnh và Ban kinh tế - ngân sách đề nghị Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau: Rà soát, đánh giá các chỉ tiêu tăng trưởng của ngành để xây dựng giải pháp thực hiện phù hợp nhằm triển khai có hiệu quả, chất lượng; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương nhằm thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh…

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn 2016 - 2020, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp đã đạt được những kết quả sau: Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đạt 0,38%/năm. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 33,5 vạn tấn/năm, vượt so với mục tiêu đề ra từ 31-32 vạn tấn/năm. Sản lượng thủy sản đạt 54,1 ngàn tấn/năm. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 57,38%. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 62,9. Tỷ lệ dân cư nông thôn dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó tỷ lệ nước sạch đạt 87%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại như sau: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới còn chậm. Chưa thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn làm cơ sở để tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Công tác giảm nghèo chưa thật bền vững, nhiều địa phương vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là các huyện vùng cao như Nam Đông, A Lưới. Tăng trưởng nông nghiệp còn thiếu bền vững; năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm chưa cao; bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa phát triển. Phần lớn nông sản tiêu thụ và xuất khẩu ở dạng sơ chế, thô nên giá trị gia tăng còn thấp; việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm chưa nhiều; tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng còn lớn. Kết quả xây dựng nông thôn mới một số địa phương chưa thực sự bền vững, chưa đồng đều giữa các vùng, địa bàn trong tỉnh, đặc biệt là đối với các xã miền núi, xã bãi ngang ven biển... Chất lượng tiêu chí đã đạt chuẩn còn thấp, nhiều xã, nhiều tiêu chí mới đạt ở mức tối thiểu, việc duy trì nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới sau đạt chuẩn còn nhiều hạn chế, trong khi đó yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ngày càng cao, nhất là các tiêu chí liên quan đến sản xuất và đời sồng người dân như Thu nhập, Tỷ lệ hộ nghèo, Nhà ở, Tổ chức sản xuất, Môi trường,...

Trao đổi tại buổi làm việc, Thường trực HĐND tỉnh và Ban kinh tế - ngân sách đã đánh giá cao sự quyết tâm của Ban giám đốc cùng các phòng, ban của sở trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực quản lý. Đồng thời phân tích, làm rõ nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ. Trong giai đoạn 2021-2025, Thường trực HĐND tỉnh và Ban kinh tế - ngân sách đề nghị Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau: Rà soát, đánh giá các chỉ tiêu tăng trưởng của ngành để xây dựng giải pháp thực hiện phù hợp nhằm triển khai có hiệu quả, chất lượng; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương nhằm thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh…

Nguyễn Quang Phước
Approved Trang thai